Hiện nay, trên thị trường có 2 dòng máy lọc nước phổ biến là máy lọc nước RO và Nano. Điểm khác biệt dễ thấy giữa 2 dòng này là nếu máy lọc RO cần điện để vận hành thì máy Nano lại không cần. Vậy dùng máy RO có tốn nhiều điện không? Cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
-
Nguyên lý và quy trình hoạt động của máy lọc nước RO
Máy lọc nước RO hoạt động dựa trên cơ chế thẩm thấu ngược, cho phép nước đi qua kẽ lọc nhờ sự chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra. Do kích thước các khe lọc siêu nhỏ, chỉ từ 0,0001 micromet, nên ngoài các phân tử nước tinh khiết, thì sẽ không có bất kì một tạp chất, cặn bẩn hay các loại kim loại nặng nào có thể lọt qua vào bình chứa đầu ra được.
Dựa trên nguyên lý đó, máy lọc nước RO hoạt động theo quy trình như sau:
Đầu tiên, nguồn nước đi qua lõi lọc số 1. Tại đây, nước sẽ được lọc sạch bụi bẩn, bùn đất và gỉ sét cùng những tạp chất có kích thước lớn hơn 5 micromet.
Sau đó, nước từ cốc số 1 sẽ được đẩy sang cốc lọc số 2. Tại đây, than hoạt tính với khả năng hấp thụ cực mạnh sẽ giúp đào thải toàn bộ các hợp chất hữu cơ, các loại hóa chất độc hại cho cơ thể người cùng các kim loại nặng. Bên cạnh đó, một số máy lọc nước còn có tính năng khử mùi, giữ độ cứng, giúp nước sau lọc có vị ngon ngọt tự nhiên hơn.
Nước qua cốc lọc số 2 sẽ đến cốc lọc số 3, tiếp tục sử dụng vật liệu lõi bằng than hoạt tính, lọc sạch các thành phần ô nhiễm tương tự lõi 2, nhưng cấu trúc than mềm mịn và siêu nhỏ sẽ tăng khả năng lọc đáng kể.
Sau khi nước đã qua 3 cấp độ lọc, dòng nước lúc này đã được xử lý những tạp chất cơ bản và đẩy sang màng lọc RO. Tại đây, do cơ chế thẩm thấu ngược nên màng lọc sẽ loại bỏ gần như hoàn toàn các ion kim loại nặng, các vi khuẩn, vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người. Cùng với đó, nước sẽ được tách làm 2 phần. Các chất ô nhiễm theo van xả thải ra ngoài theo một đường, nước tinh khiết đi qua khe lọc xuống dưới bình chứa. Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định độ an toàn và chất lượng nguồn nước đầu ra.
Ngoài ra, tùy thuộc vào nhà sản xuất mà sẽ có lõi lọc số 5, đây là lõi lọc cuối cùng, có tác dụng chống tái nhiễm khuẩn, khử mùi và tạo độ ngọt tự nhiên cho nước, giúp nước sử dụng không chỉ sạch mà còn ngon ngọt tự nhiên.
2. Máy lọc nước RO có tốn nhiều điện không?
Theo như nguyên lý hoạt động bên trên đã tìm hiểu, về cơ bản, điện sử dụng cho máy lọc nước sẽ chỉ có tác dụng để đẩy nước qua các cốc lọc và đẩy tiếp từ bình áp lên vòi. Do đó, sẽ không tiêu tốn quá nhiều điện năng.
Ví dụ:
Giả sử mỗi ngày, một người sử dụng 2 lít nước. Để lọc được lượng nước đó, công suất vận hành của máy lọc RO sẽ tốn khoảng 0,03 kW điện. Giá điện theo giá nhà nước khoảng 2.000đ/kW. Vậy số tiền điện máy lọc nước tiêu thụ cho 1 người sử dụng trong 1 năm là:
0,03 kW x 2.000đ/ kW x 365 ngày = 21.000đ/ năm.
Nếu nhà bạn có 4 người, thì tiền điện 1 năm do sử dụng máy lọc nước RO sẽ chỉ khoảng hơn 100.000 VNĐ mà thôi. Đây chắc chắn chỉ là con số nhỏ với nhiều gia đình. Vì vậy, còn băn khoăn gì nữa mà không lựa chọn ngay cho mình một chiếc máy lọc nước RO chính hãng đúng không?
Tóm lại, sử dụng máy lọc nước sẽ không tiêu tốn quá nhiều điện như bạn vẫn tưởng, đặc biệt là với các sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như thương hiệu máy lọc nước Nanosi. Nếu cần tư vấn thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.